2 thg 8, 2007

Hổ trợ download - Internet Download Manager 5.11

Unknown
Download Here

Install Instruction:

1.Install idman511.exe(IDM)
*if previuosly installed then no problem, it will upgrade.
2.Reboot if asked(i test it without reboot)
3.Close IDMan.exe & IEMonitor.exe from Task Manager.
4. Copy IDM 5.11Patch.exe in Installation folder,normally C:-->Program Files-->Internet Download Manager.
5. Run IDM 5.11Patch.exe by clicking or double clicking.
6.Click Patch(below).
7.Close Patch.
8.Run IDM
9.Full & Final.
10.DONE

Công cụ tăng tốc internet - CFosSpeedv4

Unknown
Download File Setup.exe
Download Serial

Ebook Sổ Tay Lập Trình (C, C++, HTML, Javascript, PHP, C#, SQL,...)

Unknown
Download Here

Ebook Lập Trình C#

Unknown
Download Here

Ebook Core Java Tiếng Việt

Unknown
Download Here

Tự Học PHP&MySQL

Unknown
Download Herer

Thế giới văn bản đứng trước 2 lựa chọn ODF và Open XML

Unknown
Những người ủng hộ định dạng văn bản mở khẳng định cả hai được thiết kế cho cùng một mục đích, nên chỉ cần một. Phe tán thành chuẩn của Microsoft thì tin rằng chúng có mục đích khác nhau, và tồn tại song song để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người sử dụng.

Năm 2006, định dạng văn bản mở Open Document Format (ODF) được Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế (ISO) thông qua. Chuẩn này được thiết kế để đại diện cho chức năng của sản phẩm OpenOffice.org, với tên ban đầu là “Open Office XML Format”. ODF không được thiết lập để miêu tả nội dung đã tồn tại trong các văn bản có sẵn. Nó chỉ được thiết kế để phản ánh những thông tin được tạo ra bởi một ứng dụng. Người sử dụng Microsoft Office cũng có thể tải xuống và cài đặt một phần bổ sung miễn phí từ cộng đồng phần mềm mã mở để chuyển đổi văn bản sang ODF. Các ứng dụng kinh doanh hiệu năng như Corel, Koffice, ABIWord... cũng đang hỗ trợ ODF.

Tháng 12/2006, định dạng Open XML của Microsoft (gọi đầy đủ là Ecma Office Open XML, trong đó Ecma là tên viết tắt của European Computer Manufacturers Association, một tổ chức độc lập do các hãng máy tính ở châu Âu lập ra) cũng được thông qua như một chuẩn quốc tế và có thể được sử dụng bởi bất kỳ chuyên viên thiết kế nào, bao gồm cả những đối thủ của Microsoft. Nó cho phép sử dụng ứng dụng hoặc chương trình bất kỳ để đọc văn bản.

Thị trường kinh doanh các ứng dụng hiệu năng rất tán thành định dạng này. Hãng phần mềm mã mở Novell đã giới thiệu một phiên bản của bộ OpenOffice, có thể đọc và viết định dạng Open XML. Corel cũng sẽ hỗ trợ nó trong bộ WordPerfect năm 2007. Microsoft thì đang xúc tiến dụng cụ giúp người sử dụng Office 2000, Office XP và Office 2003 có khả năng đọc và viết Open XML. Bộ Office 2007 mới của hãng này sử dụng Open XML như định dạng dữ liệu mặc định. Sự chấp nhận một cách nhanh chóng và rộng lớn này phản ánh mong muốn của các nhà cung cấp và người sử dụng phần mềm trong việc lưu trữ văn bản với những định dạng dữ liệu mở.

Giống và khác

Chủ đề chuẩn hóa ODF và Open XML đã trở thành một cuộc tranh luận gay gắt về những tính năng đặc sắc của từng định dạng. Trường phái ủng hộ ODF khẳng định rằng Open XML và ODF được thiết kế cho cùng một mục đích, vậy nên chỉ cần một định dạng tồn tại. Phe ủng hộ Open XML, cùng với phần lớn những người sử dụng khác, tin rằng Open XML và ODF ra đời vì những mục đích khác nhau, và sẽ tồn tại song song để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người sử dụng (cũng như PDF, RTF, HTML và rất nhiều định dạng văn bản và dữ liệu khác).

Trên thực tế, Ecma Office Open XML và Open Document Format có rất nhiều điểm giống nhau trong quá trình chuẩn hóa. Cả hai đều phải trải qua một quá trình xét duyệt rất dài bởi nhiều nhóm từ các công ty khác nhau. Cả hai đều bắt nguồn từ một sản phẩm phần mềm: ODF từ OpenOffice và Open XML từ các định dạng tệp như .doc, .xls, và .ppt của phiên bản Office cũ.

Tuy nhiên, khác với ODF không đủ khả năng miêu tả nội dung của những văn bản đã tồn tại từ trước, Open XML được tối ưu với mức độ chuẩn xác và chi tiết cần thiết để chuyển tải hàng nghìn dữ liệu đã tồn tại từ trước, bao gồm đặc tả hoàn thiện cho công thức bảng tính và các tính năng khác đang thiếu ở ODF. Open XML cũng đưa ra một khả năng độc đáo là lưu giữ các ngôn ngữ dữ liệu theo ý người dùng trong định dạng văn bản. Các tổ chức và công ty có thể sử dụng Open XML để báo cáo thông tin từ các ứng dụng và hệ thống khác mà không phải chuyển đổi ngôn ngữ lập trình trước. Khả năng này là một sự đổi mới quan trọng giúp các chuyên viên thiết kế trong quá trình đưa thông tin thương mại thời gian thực vào văn bản của họ, hoặc giúp những người có nhu cầu gán “thẻ” (tag) cho hệ thống được phân loại riêng tăng thêm hiểu biết về nội dung văn bản.

Một định dạng là không đủ

Các định dạng văn bản mở mang rất nhiều ý nghĩa đối với người sử dụng, và một chuẩn không thể đáp ứng được hết danh sách những nhu cầu nảy sinh trong vô số trường hợp mà văn bản được tạo ra và sử dụng.

Thực tế của việc sử dụng phần mềm ngày nay cho thấy sự tồn tại của rất nhiều các định dạng dữ liệu là nhằm thỏa mãn sự đa dạng về nhu cầu trong ứng dụng phần mềm, trong đó có định dạng cho dữ liệu ảnh, văn bản soạn thảo, lưu trữ, bảng tính, dàn trang, thư điện tử, biểu đồ.... Lấy ví dụ, PDF, Microsoft Office Excel và Microsoft Project là các chương trình chia sẻ dữ liệu, và có thể miêu tả thông tin từ một công việc cụ thể vào bất cứ thời điểm nào. Thế nhưng nhập chung tất cả những định dạng này vào một văn bản sẽ là điều vô lý vì số liệu trong từng thứ đó được tạo ra với mục đích rất khác nhau. Các văn bản PDF cho ứng dụng này sẽ có mục đích là giúp hiển thị phiên bản thông tin cuối cùng. Excel có thể được sử dụng để thực hiện quá trình phân tích dữ liệu, việc mà PDF không thích hợp để làm. Dữ liệu Project bao gồm thông tin về các nhiệm vụ và các nguồn thông tin có thể được soạn thảo bởi người làm dự án, nhưng lại không thích hợp cho việc phân tích và phân bố khái quát trong phiên bản hoàn thiện cuối cùng. Tóm lại, việc kết hợp cả ba định dạng văn bản nói trên sẽ là không thiết thực.

Microsoft hỗ trợ cả 2

Lợi thế của các định dạng dữ liệu mở là sự dễ dàng hỗ trợ nhau giữa mỗi phần. Microsoft đã phát hành một bộ công cụ thích ứng, tạo điều kiện hỗ trợ cho Open XML trong Office 2000, XP và 2003. Họ và nhiều nhà cung cấp phần mềm khác đang cung cấp chương trình bổ sung miễn phí cho Microsoft Office để lưu trữ văn bản sử dụng định dạng PDF. Bộ chuyển đổi miễn phí với nguồn mở để hỗ trợ ODF trong Microsoft Office hiện cũng có tại trang sourceforge.net. Người sử dụng Office XP, 2003 hoặc 2007 có thể cài đặt thêm hỗ trợ ODF cho Office của họ một cách dễ dàng.

Ngoài công cụ chuyển đổi được cài trên từng máy tính để bàn, Microsoft còn cung cấp những công cụ cho việc phân tích và di chuyển khối lượng lớn văn bản. Office Migration Planning Manager bao gồm một công cụ quét và chuyển đổi tệp, giúp xác định định dạng văn bản đang được sử dụng và đưa ra quyết định đúng về việc nên chuyển tệp nào sang Open XML. Office Resource Kit cũng bao gồm những chỉ dẫn giúp triển khai và quản lý các định dạng văn bản. Công cụ chuyển đổi tệp trong Office có thể chuyển thử mục văn bản sang định dạng Open XML cho những tổ chức đang tìm cách di dời văn bản sang một môi trường mở rộng.

Ưu thế của Open XML

Định dạng này tạo nên điểm hội tụ giữa những thông tin có cấu trúc và không có cấu trúc trong văn bản. Nó được thiết kế nhằm kiểm soát nội dung văn bản, giúp cho dữ liệu được an toàn, dễ lưu chuyển hơn và phù hợp cho tương lai. Open XML có thể chuyển đổi 100% nội dung tồn tại trong các định dạng dữ liệu nhị phân ở Microsoft Office hiện thời sang dạng dữ liệu mở, dựa trên XML. Khả năng này cho phép các công ty chuyển đổi định dạng dữ liệu mở mà không phải từ bỏ tính thích ứng hoặc độ chính xác của những văn bản đang tồn tại, đồng thời đảm bảo thông tin không bị mất hoặc phá hủy.

Ông Nguyễn Việt Hải, Giám đốc EDT, một công ty chuyên về phát triển và đào tạo phần mềm trên nền ứng dụng Microsoft, nhận định: "Vai trò của định dạng văn bản trong trao đổi thông tin là vô cùng quan trọng ở thời đại hiện nay. Khả năng kết nối của chúng ta sẽ được cải thiện khi định dạng văn bản được chia sẻ giữa các ứng dụng và nền tảng. Với Open XML, người sử dụng trên thế giới có thể dùng Office làm nền tảng phát triển những giải pháp mới dành cho doanh nghiệp. Cá nhân tôi đánh giá rất cao tính tiện ích và hiệu quả mà định dạng này đem lại".

“Các doanh nghiệp lớn trên thế giới đang tìm kiếm phương cách thích nghi với áp lực của sự phối hợp lực lượng lao động xuyên quốc gia, đồng thời phải duy trì sự tuân thủ đối với môi trường bảo mật và pháp lý ngày một đòi hỏi cao”, Peter Dougherty, Giám đốc điều hành hãng Certeon Inc. (Mỹ), nói. “Chúng tôi coi Office Open XML là một cách thức mang tính cách mạng cho việc nâng cao năng suất lao động đồng thời tuân thủ các đòi hỏi khác của thực tế”.

Jochen Klipfel, Giám đốc điều hành của tập đoàn ITVT GmbH (Đức) thì đánh giá: "Sự ra đời của định dạng Open XML là bước phát triển logic tiếp theo trên con đường xây dựng các kiến trúc hướng dịch vụ. Mọi ứng dụng đều thông suốt và không doanh nghiệp nào biến thành hòn đảo riêng lẻ. Open XML cho phép phát triển và tích hợp các giải pháp của chúng tôi vào quy trình kinh doanh của khách hàng nhanh hơn bao giờ hết, đồng thời tạo nên cầu nối giữa các nguồn dữ liệu phân tán của doanh nghiệp".

Theo Fred Mueller, Phó chủ tịch hãng Mathsoft Engineering & Education, việc phê chuẩn Open XML theo tiêu chí của ECMA đã mở ra những cánh cửa mới cho sự tích hợp thông tin và văn bản.


Theo VnExpress

Sự khác biệt giữa Hub, Switch và Router

Unknown
Ngày nay, hầu hết các router đều là thiết bị kết hợp nhiều chức năng, và thậm chí nó còn đảm nhận cả chức năng của switch và hub. Đôi khi router, switch và hub được kết hợp trong cùng một thiết bị, và đối với những ai mới làm quen với mạng thì rất dễ nhầm lẫn giữa chức năng của các thiết bị này.

Nào chúng ta hãy bắt đầu với hub và switch bởi cả hai thiết bị này đều có những vai trò tương tự trên mạng. Mỗi thiết bị dều đóng vai trò kết nối trung tâm cho tất cả các thiết bị mạng, và xử lý một dạng dữ liệu được gọi là "frame" (khung). Mỗi khung đều mang theo dữ liệu. Khi khung được tiếp nhận, nó sẽ được khuyếch đại và truyền tới cổng của PC đích. Sự khác biệt lớn nhất giữa hai thiết bị này là phương pháp phân phối các khung dữ liệu.

Với hub, một khung dữ liệu được truyền đi hoặc được phát tới tất cả các cổng của thiết bị mà không phân biệt các cổng với nhau. Việc chuyển khung dữ liệu tới tất cả các cổng của hub để chắc rằng dữ liệu sẽ được chuyển tới đích cần đến. Tuy nhiên, khả năng này lại tiêu tốn rất nhiều lưu lượng mạng và có thể khiến cho mạng bị chậm đi (đối với các mạng công suất kém).

Ngoài ra, một hub 10/100Mbps phải chia sẻ băng thông với tất cả các cổng của nó. Do vậy khi chỉ có một PC phát đi dữ liệu (broadcast) thì hub vẫn sử dụng băng thông tối đa của mình. Tuy nhiên, nếu nhiều PC cùng phát đi dữ liệu, thì vẫn một lượng băng thông này được sử dụng, và sẽ phải chia nhỏ ra khiến hiệu suất giảm đi.
Trong khi đó, switch lưu lại bản ghi nhớ địa chỉ MAC của tất cả các thiết bị mà nó kết nối tới. Với thông tin này, switch có thể xác định hệ thống nào đang chờ ở cổng nào. Khi nhận được khung dữ liệu, switch sẽ biết đích xác cổng nào cần gửi tới, giúp tăng tối đa thời gian phản ứng của mạng. Và không giống như hub, một switch 10/100Mbps sẽ phân phối đầy đủ tỉ lệ 10/100Mbps cho mỗi cổng thiết bị. Do vậy với switch, không quan tâm số lượng PC phát dữ liệu là bao nhiêu, người dùng vẫn luôn nhận được băng thông tối đa. Đó là lý do tại sao switch được coi là lựa chọn tốt hơn so với hub.

Còn router thì khác hoàn toàn so với hai thiết bị trên. Trong khi hub hoặc switch liên quan tới việc truyền khung dữ liệu thì chức năng chính của router là định tuyến các gói tin trên mạng cho tới khi chúng đến đích cuối cùng. Một trong những đặc tính năng quan trọng của một gói tin là nó không chỉ chứa dữ liệu mà còn chứa địa chỉ đích đến.

Router thường được kết nối với ít nhất hai mạng, thông thường là hai mạng LAN hoặc WAN, hoặc một LAN và mạng của ISP nào đó. Router được đặt tại gateway, nơi kết nối hai hoặc nhiều mạng khác nhau. Nhờ sử dụng các tiêu đề (header) và bảng chuyển tiếp (forwarding table), router có thể quyết định nên sử dụng đường đi nào là tốt nhất để chuyển tiếp các gói tin. Router sử dụng giao thức ICMP để giao tiếp với các router khác và giúp cấu hình tuyến tốt nhất giữa bất cứ hai host nào.

Ngày nay, có rất nhiều các dịch vụ được gắn với các router băng rộng. Thông thường, một router bao gồm 4-8 cổng Ethernet switch (hoặc hub) và một bộ chuyển đổi địa chỉ mạng - NAT (Network Address Translator). Ngoài ra, router thường gồm một máy chủ DHCP (Dynamic Host Configuration Protocol), máy chủ proxy DNS (Domain Name Service), và phần cứng tường lửa để bảo vệ mạng LAN trước các xâm nhập trái phép từ mạng Internet.
Tất cả các router đều có cổng WAN để kết nối với đường DSL hoặc modem cáp – dành cho dịch vụ Internet băng rộng, và switch tích hợp để tạo mạng LAN được dễ dàng hơn. Tính năng này cho phép tất cả các PC trong mạng LAN có thể truy cập Internet và sử dụng các dịch vụ chia sẻ file và máy in.

Một số router chỉ có một cổng WAN và một cổng LAN, được thiết kế cho việc kết nối một hub/switch LAN hiện hành với mạng WAN. Các switch và hub Ethernet có thể kết nối với một router để mở rộng mạng LAN. Tuỳ thuộc vào khả năng (nhiều cổng) của mỗi router, switch hoặc hub, mà kết nối giữa các router, switche/hub có thể cần tới cáp nối thẳng hoặc nối vòng. Một số router thậm chí có cả cổng USB và nhiều điểm truy cập không dây tích hợp.

Một số router cao cấp hoặc dành cho doanh nghiệp còn được tích hợp cổng serial – giúp kết nối với modem quay số ngoài, rất hữu ích trong trường hợp dự phòng đường kết nối băng rộng chính trục trặc, và tích hợp máy chủ máy in mạng LAN và cổng máy in.
Ngoài tính năng bảo vệ được NAT cung cấp, rất nhiều router còn có phần cứng tường lửa tích hợp sẵn, có thể cấu hình theo yêu cầu của người dùng. Tường lửa này có thể cấu hình từ mức đơn giản tới phức tạp. Ngoài những khả năng thường thấy trên các router hiện đại, tường lửa còn cho phép cấu hình cổng TCP/UDP dành cho game, dịch vụ chat, và nhiều tính năng khác.

Và như vậy, có thể nói một cách ngắn gọn là: hub được gắn cùng với một thành phần mạng Ethernet; switch có thể kết nối hiệu quả nhiều thành phần Ethernet với nhau; và router có thể đảm nhận tất cả các chức năng này, cộng thêm việc định tuyến các gói TCP/IP giữa các mạng LAN hoặc WAN, và tất nhiên còn nhiều chức năng khác nữa.

sưu tầm

Những chiêu khởi động PC

Unknown
Chuyện thứ nhất : Một gia đình nọ mua máy tính, có gắn modem ( gắn trong) để vào Internet. Một hiện tượng lạ xảy ra, mỗi lần điện thọai trong nhà reo thì tự nhiên máy tính khởi động. Cả nhà hết hồn, không lẽ cái máy tính bị “ma ám” ???

Chuyện thứ hai :
Anh chàng nọ qua nhà người bạn chơi. Anh để ý thấy người bạn mình khi mở máy không cần bấm vào nút Power trên thùng máy mà chỉ cần nhấp chuột hay gõ gõ vài phím gì đó trên bàn phím. Cứ tưởng máy tính có cài thêm chương trình đặc biệt gì để làm được như vậy, nhưng hỏi thì anh ta chỉ nháy mắt cười ...

Chuyện thứ ba :
Một dịch vụ Internet mở cửa sớm, một người khách bước vào “mở hàng”. Vừa ngồi vào máy thì tự nhiên các máy tính đồng lọat tự khởi động. Ồ, tuyệt thật ! Tại sao lại làm được như vậy ? Có bí quyết gì chăng ???

Đúng là có bí quyết nhưng tất cả đều rất đơn giản như “đang giỡn”. Các bạn đều có thể làm được. Các cách khởi động máy tính ở 3 câu chuyện trên chỉ cần “vọc” BIOS một tí. Ở câu chuyện thứ nhất và thứ ba là chức năng ModemRingOn/WakeOnLan, ở câu chuyện thứ hai là chức năng Power On by Mouse và Power On by Keyboard. Để kích họat các chức năng này, chúng ta sẽ vào phần Power Management Setup trong BIOS để xử lý ( nhấn Del khi khởi động để vào BIOS Setup rồi vào mục Power management Setup)

- Ở phần ModemRingOn/WakeOnLan, mặc định là Enabled. Chức năng này cho phép mainboard tự động khởi động máy mỗi khi bạn mở modem ( đối với modem gắn ngòai - nếu xài modem gắn ngòai mà modem luôn được bật thì cũng tương tự như modem gắn trong thôi ), hay khi có người gọi điện thọai đến ( đối với modem gắn trong và với điều kiện là dây nối vào điện thọai phải nối qua ngõ Phone trên modem), hay khi có tín hiệu bất kì trên mạng LAN ( thông qua HUB hay Switch). Chức năng này có 2 ưu điểm :

1, Giúp bạn khởi động tất cả máy tính trên mạng nội bộ mà không cần đến từng máy để nhấn Power.
2, Khởi động máy tính từ xa. Chẳng hạn từ cơ quan, muốn lấy tài liệu được lưu trên máy tính ở nhà, bạn chỉ cần bấm điện thọai để khởi động máy ở nhà rồi dùng Telnet hay 1 chương trình điều khiển máy tính từ xa nào đó ( Remote Anywhere chẳng hạn) để truy cập. Muốn ngưng chức này, chỉ cần chọn Disable.

- Ở phần Power On by Mouse, mặc định là Disabled. Để kích họat chức năng này thì chuyển sang Enabled. Khi đã kích họat thì mỗi lúc muốn khởi động máy tính, bạn chỉ cần nhấp đôi phím trái chuột.

Cuối cùng là phần Power On by Keyboard, mặc định là Disable. Muốn sử dụng chức năng này lại có 2 lọai tùy chọn là Password và Keyboard 98. Nếu chọn Keyboard 98 thì bàn phím của bạn phải có nút Power, như vậy mỗi khi muốn mở máy chỉ cần nhấn nút này trên bàn phím thì máy tính sẽ tự khởi động. Còn nếu như bạn chọn Password thì tới chức năng KB Power On Password rồi nhấn Enter để vào mục này, ở đây, bạn sẽ tự chọn password ( mật khẩu) trên bàn phím ( tối thiểu là 1 kí tự và tối đa là 5 kí tự, các kí tự là chữ hay số đều được). Mỗi khi muốn khởi động máy tính, bạn chỉ cần gõ trên bàn phím password đã lựa chọn.

Lưu ý :
Tùy theo mainboard mà các chức năng trên sẽ có đầy đủ hay không. Một số mainboard dùng cho Pentium III hay Cleron không hỗ trợ chức năng Power On by Mouse. Các mainboard mới bây giờ đều hỗ trợ đầy đủ và chạy tốt. Cũng nên lưu ý là sau khi kích họat các chức năng trên, khi nhấn F10 để thoát khỏi BIOS Setup, bạn nhớ chọn Yes để các chức năng đó có hiệu lực. Cuối cùng là muốn sử dụng được các chức năng trên sau khi đã xác lập torng BIOS, sau khi tắt máy, bạnkhông được tắt nguồnđiện vào máy. Nếu như tắt nguồn, khi muốn khởi động lại máy, bạn chỉ có thể mởmáy được bằng cách nhấn Power trên thùng máy mà thôi.

Khắc phục sự cố card màn hình

Unknown
Đa số những lỗi hiển thị “khó hiểu” trên monitor là do những hỏng hóc từ card màn hình gây ra, nhưng từ một triệu chứng mà tìm ra nguyên nhân thì rất khó, đòi hỏi phải có nhiều kinh nghiệm.


¡ Màn hình không thể hiện sau khi vừa install một card màn hình mới

Thông thường nguyên nhân là do card không được lắp đúng vị trí hoặc lỏng chân đế, hoặc chưa thiết lập đúng yêu cầu của card mới gắn. Bạn hãy kiểm tra lại và lau sạch chân đế cũng như khe cắm (đổi khe cắm). Lưu ý: đôi khi bạn lại quên cắm dây nối từ màn hình đến card sau khi vừa install cái mới.

Một số mainboard có khả năng tự động vô hiệu hóa card onboard một khi hệ thống nhận ra sự hiện diện của một card rời thứ 2, nếu không, bạn phải vào BIOS để vô hiệu hóa card onboard và kích hoạt card AGP hoặc PCIe.

Hầu hết các card đều có output là tín hiệu digital hoặc analog hoặc cả hai, một khi bạn đã cắm vào một trong hai chân cắm output, hệ thống sẽ tự cấu hình ngay mà không cần bạn thao tác, tuy nhiên một vài loại lại yêu cầu người sử dụng phải thay đổi switch hoặc jumper để chọn loại tín hiệu output là analog hay digital. Tín hiệu digital đẹp hơn và hầu như đều được tích hợp với màn hình LCD.

Nếu bạn có 2 card màn hình hoặc card màn hình hỗ trợ 2 màn hình trở lên, bạn phải thiết lập chế độ Primary và Secondary cho từng cổng output một.

Tất cả đều được cung cấp trong tài liệu đi kèm sản phẩm thông qua hình ảnh rất cụ thể để người sử dụng tự mình làm theo.

¡ “Out of Scan range” hoặc một thông báo lỗi tương tự

Đây là lỗi màn hình không được kết nối với ngõ ra của card hoặc video adapter đưa ra tín hiệu không tương xứng với khả năng tạo độ phân giải hoặc tần số refresh của màn hình. Như bạn biết, mỗi màn hình chỉ đạt được khả năng phân giải tối đa nào đó, nếu nằm ngoài vùng đó màn hình sẽ báo lỗi, đôi khi nó sẽ tối đen mãi mãi.

Cách tốt nhất khi vừa install một card mới là bạn hãy để nó ở chế độ phân giải default để đảm bảo tính an toàn mà nhà sản xuất đã ấn định. Việc thay đổi chỉ cần thiết khi bạn phải sử dụng những ứng dụng, game có yêu cầu về độ phân giải cao hơn bình thường.

¡ Chữ quá lớn hoặc quá nhỏ

Card màn hình được thiết lập độ phân giải quá cao hoặc quá thấp so với kích thước của màn hình, hoặc Windows được cấu hình sử dụng font không đúng tiêu chuẩn (font quá to hoặc quá nhỏ). Tất cả đều được thiết lập trong mục Properties: bấm chuột phải lên chỗ trống trên màn hình desktop, chọn thẻ Appearances (thay đổi màu, font, kích cỡ chữ mặc định hệ thống) và Settings (thay đổi độ phân giải, độ sâu của màu). Bạn có thể sử dụng thêm những nút chỉnh trên màn hình để điều chỉnh thêm cho hợp lý.

¡ Chữ thể hiện lung tung, không theo font gì hết

Nguyên nhân là do driver không đúng với card bạn mới gắn vào. Hãy tải đúng driver cho sản phẩm. Nếu như hiện tượng xảy ra khi hệ thống bạn đã làm việc ổn định trước đó thì có rất nhiều nguyên nhân cần xét đến.

Nếu chữ bạn gõ trong một ứng dụng nào đó khác lạ nhưng chữ trong các menu, start menu, tiêu đề ngoài Windows không có vấn đề gì, thì nguyên nhân là thuộc về ứng dụng đó, chẳng hạn Words thiếu font cần thiết để xem file tương ứng.

Nếu font của hệ thống chỉ bị lỗi với tên của một vài ứng dụng nào đó trong Start menu hay ngoài desktop thì nguyên nhân là do chương trình đó sử dụng font lạ, khác với font mặc định của Windows. Ví dụ những chương trình của Trung Quốc sử dụng font chữ Hán sẽ thể hiện những ký tự lạ hoặc ô vuông. Bạn có thể cài thêm font chữ Hán và chọn lại font hệ thống. Tuy nhiên, có thể điều ngược lại sẽ xảy ra.

¡ Sau khi hệ thống chạy được một lúc thì sự cố về hình ảnh xảy ra

Card video quá nóng do nhiệt độ trong phòng quá cao, hoặc quạt tản nhiệt cho card bị hư, hoặc quạt trong thùng máy ngừng hoạt động. Trường hợp này thông thường CPU sẽ tự restart hay shutdown máy tính do quá nóng.

¡ Video luôn hoạt động tốt cho đến khi chơi DVD ở chế độ video playback thì sự cố xảy ra

Điều này có thể do bộ xử lý trung tâm (CPU) hoặc video adapter không đáp ứng nổi tốc độ vượt quá khả năng, tràn bộ nhớ hoặc có quá nhiều ứng dụng đang chạy. Nhưng nếu nó chỉ xuất hiện trong hệ thống thời gian gần đây, sau khi bạn thay đổi hoặc cấu hình một số thứ trong hệ thống, thì bạn hãy kiểm tra như sau:

- Xác định rằng ổ đĩa DVD đang chạy ở mode DMA chứ không phải PIO (nếu không biết bạn có thể bỏ qua bước này vì mode mặc định là DMA).

- Nếu bạn đang sử dụng kết nối digital cho card và màn hình thì có thể do xung đột những thiết bị qua cổng USB. Hãy ngắt kết nối tất cả những thiết bị dùng qua cổng USB, bao gồm bàn phím, chuột..., sau đó khởi động lại hệ thống và kiểm tra DVD-Video Playback. Nếu vấn đề biến mất, hãy gắn lại các thiết bị kể trên từng cái một cho đến khi bạn phát hiện ra nguồn gây xung đột. Việc giải quyết đơn giản là chọn một chuẩn kết nối khác, PS/2 hay COM chẳng hạn, hoặc thay đổi chuẩn kết nối giữa card và màn hình.

¡ Màn hình xuất hiện những khối màu trắng, đen, hoặc một màu nào đó ngẫu nhiên

Nếu hiện tượng xảy ra ngay cả khi bạn không hề di chuyển chuột hay chạy ứng dụng nào đó, những khối màu xuất hiện rồi biến mất ngẫu nhiên, thì vấn đề có thể do bộ nhớ của card màn hình bị lỗi. Cũng có thể kể đến những nguyên nhân do card màn hình quá nóng, chân cắm không chắn chắn. Hãy tắt máy và gỡ card màn hình ra lau lại thật sạch. Khi cắm lại, hãy cắm sang khe khác nếu vẫn không có kết quả. Xem xét lại mức độ tản nhiệt của hệ thống. Nếu vẫn không khắc phục được sự cố bạn nên sữa chữa hoặc thay đổi card màn hình mới.

(Theo Khoahocphothong)

Phát triển nguồn nhân lực: Chuyên gia CNTT là ai?

Unknown
Mặc dù số lượng ĐH Việt Nam đào tạo ngành CNTT tăng nhanh nhưng số lượng cử nhân đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp (DN) chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ.

Cần cắt nghĩa khái niệm “chuyên gia CNTT ở các trình độ khác nhau”

Phải chăng, đã theo học ngành CNTT thì cái đích cứ phải là DN, tổ chức về CNTT? Hẳn rằng, đó là một nhận thức không đúng vì nếu bước sang một môi trường khác như pháp luật thì đâu phải tất cả cử nhân luật trở thành luật sư mà chỉ có một thiểu số thực sự có năng lực chuyên môn cùng với bản lĩnh nghề nghiệp mà thôi. Cũng vì thế, tại một hội thảo về nguồn nhân lực CNTT tổ chức năm 2005, TS Mai Liêm Trực, thứ trưởng thường trực Bộ BCVT khi đó đã đưa ra quan điểm ngược lại với các DN phần mềm rằng: không phải tất cả sinh viên tốt nghiệp ngành CNTT đều có thể tham gia làm phần mềm mà số đông phải đi phục vụ các nhu cầu đa dạng của xã hội về ứng dụng CNTT.

Cũng cần lưu ý rằng Chỉ Thị 58-CT/TW của Bộ Chính Trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đặt ra mục tiêu là “đến năm 2005 ít nhất phải đào tạo thêm được 50.000 chuyên gia về CNTT ở các trình độ chuyên môn khác nhau, đạt chỉ tiêu về số lượng (tính trên 10.000 dân) và chất lượng chuyên gia trong lĩnh vực CNTT ngang với mức bình quân của các nước trong khu vực”. Có lẽ, chúng ta cần phải cắt nghĩa cho rõ cụm từ “chuyên gia về CNTT ở các trình độ khác nhau”. Có thể hiểu rằng chuyên gia CNTT ở các trình độ khác nhau có sự bao hàm rất rộng; nếu chỉ đề cập đến cử nhân, kỹ sư CNTT và đội ngũ lập trình viên là chưa đủ mà còn thiếu rất nhiều thành phần khác.

Cũng cần lưu ý thêm, nếu căn cứ theo mục tiêu của Chỉ Thị 58-CT/TW thì ứng dụng CNTT là yếu tố quan trọng trước tiên. Nếu chỉ đào tạo nhân lực theo cách thức “hàn lâm”, quá tập trung hướng tới những mục tiêu phát triển thì e rằng sẽ rất thiếu đội ngũ làm ứng dụng. Đơn giản nhất trong đó chính là nguồn nhân lực có đủ chuyên môn và nghiệp vụ để đào tạo người sử dụng. Nhìn nhận về vấn đề này cách đây 10 năm trên cương vị chủ tịch Hội Tin Học Việt Nam, TS Nguyễn Quang A cũng từng đề cập: nếu không có người sử dụng thì phần mềm làm ra có tốt đến đâu cũng sẽ không bán được cho ai.

Vậy, khái niệm “chuyên gia về CNTT ở các trình độ khác nhau” còn bao hàm những thành phần nào nữa ngoài đội ngũ có đủ trình độ để đào tạo người sử dụng? Khi nói về bài học không đạt được mục tiêu 500 triệu USD của ngành phần mềm năm 2005, GS Chu Hảo, nguyên thứ trưởng bộ KHCN, một trong các tác giả của bản đề án, cũng nhìn nhận rằng: nguồn nhân lực để làm được việc đó không chỉ là cử nhân, kỹ sư CNTT, lập trình viên mà còn phải có cả những đội ngũ bác sĩ, kỹ sư xây dựng, kiến trúc sư... có đủ tri thức cần thiết về ứng dụng CNTT trong lĩnh vực của mình.

Để ứng dụng được CNTT cho một lĩnh vực chuyên môn nào đó thì nguồn nhân lực cho nó chắc chắn phải tích hợp được cả chuyên môn lẫn yếu tố CNTT. Điều có thể thấy rõ trong giai đoạn hiện nay chính là với thị trường chứng khoán đang hết sức sôi động. Thực tế là đã có một số trục trặc xảy ra với hệ thống máy tính của trung tâm Giao Dịch Chứng Khoán TPHCM và một số công ty chứng khoán. TS Đỗ Đức Cường, Việt kiều Mỹ, chuyên gia về hệ thống mạng tài chính đang làm việc cho Ngân hàng Đông Á (EAB) cho biết là do con người không hiểu được các tính năng của nó để vận hành. Còn về kỹ thuật thì hệ thống giao dịch trực tuyến chứng khoán Việt Nam hiện cũng rất hiện đại với chi phí đầu tư hàng trăm triệu USD mua của nước ngoài.

Đào tạo CNTT theo nghĩa rộng?


Khi chương trình Quốc Gia về CNTT giai đoạn 1996 - 1998 ra đời, ban chỉ đạo chương trình chỉ đặt mục tiêu phát triển 7 khoa CNTT trọng điểm tại các ĐH Bách Khoa, ĐHQG Hà Nội và TP.HCM, ĐH Huế, ĐH Đà Nẵng và ĐH Cần Thơ. Tuy nhiên, số trường tham gia đào tạo cử nhân, kỹ sư CNTT trong cả nước đã lên đến hơn 100 trường (theo báo cáo Toàn Cảnh CNTT-TT Việt Nam của Hội Tin học TP.HCM năm 2003, đến nay chắc chắn còn nhiều hơn nữa).

Ngày 6/4/2004, Thủ Tướng Chính Phủ đã có quyết định phê duyệt chương trình Phát Triển Nguồn Nhân Lực CNTT đến 2010 và điểm mới trong đó là trong 6 nội dung của chương trình có đề cập đến việc đào tạo, bồi dưỡng CNTT cho các chuyên ngành và đào tạo CNTT cho hệ thống dạy nghề. Căn cứ vào đó, sự cụ thể hoá cho đào tạo CNTT với các chuyên ngành đã có thể có được một đường hướng nào đó.

Tuy nhiên, suốt từ đó đến nay Bộ GDĐT và các nhà trường nhìn chung vẫn chưa đưa ra một kế hoạch tổng thể nào cho việc này.
Vậy còn với các ngành học khác thì sao? Sau khi bộ Chính Trị có Chỉ Thị 58-CT/TW, bộ GDĐT là một trong hai bộ đầu tiên đã chủ động có Chỉ Thị 29/2001/CT-BGDĐT (ra đời ngày 25/7/2001) chỉ rõ vai trò điều phối của bộ và các nhiệm vụ phải thực hiện với các địa phương, nhà trường... Tuy nhiên, một quan chức có trách nhiệm của bộ GDĐT cho biết từ đó đến nay, ông không hề nhận được một bản kế hoạch tổng thể về CNTT của bất cứ một địa phương hay đại học nào của ngành GDĐT (có lẽ vì trong Chỉ Thị mà bộ GDĐT đề ra đã không có điều khoản nào bắt buộc họ phải thực hiện).

Cho đến nay, hiện trạng đào tạo CNTT ở các trường đại học thuộc khối xã hội và nhân văn dường như vẫn chỉ xoay quanh các kiến thức về hệ điều hành, soạn thảo văn bản, bảng tính điện tử... Việc ra đời các chương trình đào tạo tin học mang tính chuyên ngành cho ngôn ngữ học, xã hội học... vẫn chưa nhúc nhích là bao. Có chăng với ngành học báo chí, do sức ép của thời đại CNTT nên việc đào tạo cử nhân báo điện tử đã được bắt đầu từ năm 2005. Tại các đại học thuộc khối nghệ thuật, một số trường đã được trang bị các hệ thống máy tính chuyên dụng, đắt tiền như ở Nhạc Viện Hà Nội, ĐH Sân Khấu Điện Ảnh... Tuy nhiên, làm thế nào để khai thác cho có hiệu quả các trang thiết bị đó cùng việc để có được chương trình giảng dạy thì còn là cả một vấn đề dài lâu...


Theo PC World VN

20 bí quyết quảng cáo trang web của bạn

Unknown
Buôn bán, trao đổi sản phẩm đang ngày càng khẳng định vị trí thống soái trên không gian ảo, khi mà mọi người đua nhau thiết lập các trang web thương mại điện tử và bổ sung chức năng mua sắm trực tuyến trên trang web của mình.

Mặc dù mức độ cạnh tranh ngày một gia tăng, hoạt động kinh doanh trực tuyến vẫn có thể đạt được những doanh số bán hàng ấn tượng, nếu bạn biết cách xúc tiến hiệu quả.

Mới đây, chương trình cộng tác tại Amazon.com và những nhà bán lẻ trực tuyến khác đã được công bố. Chỉ bằng việc giới thiệu các khách ghé thăm trang web của bạn tới một quyển sách liên quan hay một sản phẩm nào đó trên Amazon.com, bạn đã có thể nhận hoa hồng từ bất kỳ giao dịch mua sắm nào của khách hàng này tại Amazon. Thành công của Amazon và nhiều công ty B2B khác đã khiến các nhà tư vấn kinh doanh trực tuyến không ít lần đưa ra lời khuyên rằng nếu có thể, hãy bán mọi thứ qua Internet. Song để bán được hàng, bạn cần có những chiến lược quảng bá thích hợp. Và 20 bí quyết nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn xúc tiến quảng bá hoạt động kinh doanh trực tuyến một cách hiệu quả nhất!

Xúc tiến e-business ngoại tuyến:

1. Luôn đặt địa chỉ trang web trong các tiêu đề thư, danh thiếp và phần chữ ký ở cuối mỗi e-mail hay ở bất cứ nơi nào khác mà các nhà đầu tư tiềm năng có thể sẽ chú ý tới.

2. Nếu nhân viên của bạn mặc đồng phục, hãy in địa chỉ web trên bộ trang phục đó để bất kỳ khách hàng nào cũng đều nhìn thấy các quảng cáo trang web di động mọi nơi mọi lúc.

3. Đính kèm địa chỉ trang web vào tất cả các sản phẩm/dịch vụ khuyến mãi, quảng cáo mà bạn cung cấp cho khách hàng, ví dụ như tách cà phê, áo thun, dây đeo chìa khoá.... Các vật nhắc nhở hàng ngày như vậy sẽ là một cách hay để thu hút mọi người ghé thăm trang web của bạn.

4. Hãy đưa địa chỉ trang web vào tất cả các bản thông cáo báo chí mà bạn gửi cho giới truyền thông. Một khi đã có sẵn trong các thông tin PR, địa chỉ trang web của bạn sẽ có nhiều khả năng xuất hiện tại các bài viết của giới báo chí về công ty bạn.

5. Đừng quên đặt địa chỉ web vào trong quảng cáo Trang vàng. Đây là một nơi mà mọi người sẽ xem thường xuyên.

6. Công ty bạn có sở hữu một vài chiếc xe riêng? Hãy viết địa chỉ web lên thành xe con, hay xe tải chuyên dùng để giao nhận sản phẩm.

7. Bên cạnh việc in số điện thoại tổng đài miễn phí, hãy viết địa chỉ trang web của bạn vào cuối mỗi trang catalogue để các khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận cửa hàng trực tuyến của bạn.

Xúc tiến e-bussiness trực tuyến:

8. Tận dụng và tối ưu hoá lợi thế từ các công cụ tìm kiếm trực tuyến nhằm thể hiện một cách tốt nhất hình ảnh trang web của bạn.

9. Nếu bạn muốn quảng bá mạnh mẽ hơn nữa, bạn có thể khai thác hoạt động tiếp thị trên các công cụ tìm kiếm trực tuyến, nơi bạn sẽ trả tiền để có một đoạn quảng cáo nhỏ xuất hiện khi ai đó tìm kiếm thông tin qua các từ khoá nhất định.

10. Tổ chức cuộc chơi để cho bất cứ ai đăng ký vào trang web của bạn hay đăng ký nhận các bản tin trong một thời gian nhất định sẽ có cơ hội giành được một vài món quà miễn phí.

11. Hàng tuần gửi đi các bản tin qua e-mail cho các thành viên đăng ký trang web của bạn, với nội dung là những lời khuyên và thông tin liên quan đến ngành nghề kinh doanh hay công ty của họ. Bạn hãy nhớ để cho các đường dẫn quay về trang web của bạn.

12. Cung cấp một số nội dung miễn phí cho các trang web khác. Đây là hành động có lợi cho cả hai bên: Các trang khác sẽ có được những bài viết miễn phí để quảng bá hình ảnh, trong khi bạn sẽ có thêm nhiều người ghé thăm trang web từ đường link mà bạn cung cấp, đồng thời tạo ra hình ảnh một chuyên gia thực thụ.

13. Gửi qua e-mail các bản tin xúc tiến kinh doanh được soạn thảo chuyên nghiệp và có trọng tâm hướng đến khách hàng. Hãy dành thời gian quan tâm tới nội dung và hình thức của e-mail: Bạn cần thông qua e-mail để đem lại một giá trị nào đó cho khách hàng, đồng thời không để nó trở thành thư rác.

14. Đề nghị các trang web khác (không phải các trang web cạnh tranh) đặt đường link của họ trong trang web của bạn và, ngược lại, bạn cũng đặt đường link của bạn trên web của họ.

15. Liên kết chặt chẽ với cộng đồng web để hàng trăm trang web có đường dẫn tới trang web của công ty bạn. Việc đó sẽ thu hút thêm người truy cập từ những trang web khác nhau có các nội dung liên quan.

16. Chủ động tham gia vào các diễn đàn, nhóm thảo luận trực tuyến, và luôn ghi địa chỉ web trong phần chữ ký ở bên dưới. (Mặc dù vậy, đừng gắng sức quảng bá để bán hàng. Đa số các nhóm thảo luận đều không tán thành những hành vi như vậy và sẽ nghĩ rằng bạn đang làm phiền cả nhóm).

17. Bất cứ khi nào một ai đó đặt hàng sản phẩm/dịch vụ của bạn trên trang web, hãy gửi kèm cho họ một bộ catalogue hoàn chỉnh để họ quay trở lại với trang web trong các lần tiếp theo.

18. Động viên những người ghé thăm trang web của bạn cho biết ý kiến về các kỹ thuật tiếp thị khác nhau, qua đó giúp bạn cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh trực tuyến.

19. Bạn không biết chắc các khách hàng muốn gì? Hãy thử một vài cuộc thăm dò trực tuyến nhằm tìm hiểu về sở thích, nhu cầu và quan điểm đánh giá của họ về trang web của bạn.

20. Khi xây dựng các chương trình quảng cáo, bạn cần tìm hiểu thật kỹ về đối tượng mà quảng cáo nhắm đến, mục tiêu của chiến dịch quảng cáo, và cần sử dụng yếu tố sáng tạo nào để mọi người nhắp chuột vào đó, chứ không bỏ đi.

Có thể nói, sự xuất hiện của các hoạt động kinh doanh trực tuyến đem lại nhiều cơ hội mới cho cả công ty và các khách hàng nhờ những lợi thế mà không một phương thức kinh doanh nào khác có được, đó là tốc độ, sự thuận tiện và đơn giản. Giữa một “rừng” những cái tên công ty, trang web B2B, bạn phải thật sự nổi bật và được nhiều người biết đến và nhớ đến khi họ nghĩ đến hình thức mua bán trực tuyến. Chỉ khi đó, bạn mới có thể nghĩ đến thành công thật sự trong không gian ảo này.

Theo Phanvien.com.vn

31 thg 7, 2007

25 từ và cụm từ có thể làm hỏng công việc của bạn

Unknown
Bạn là người có kinh nghiệm làm việc? Trước khi quảng cáo điều đó trong bản sơ yếu lý lịch của mình, bạn cũng cần biết cách để chứng minh nó một cách chuyên nghiệp nhất.

Tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng

Thường thì các ứng viên khi muốn tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng luôn chất hàng đống các thông tin mơ hồ vào CV, và cho rằng chúng rất rõ ràng với nhà tuyển dụng. Tuy nhiên trái lại, phương pháp viết CV mà các ứng viên thành công chọn lại là thay thế những từ và cụm từ mơ hồ đó bằng những thành quả cụ thể của họ.

Thay vì đưa ra những lời lẽ đao to búa lớn, nhưng hoàn toàn trống rỗng để biểu thị tinh thần làm việc của mình, bạn chỉ nên dùng những ví dụ cụ thể, ngắn gọn để chứng tỏ kỹ năng. Nói cách khác, bạn hãy chứng minh chứ đừng nói suông.

Dưới đây là một vài ví dụ để bạn tham khảo:

Thay vì dùng “Thành thạo trong môi trường làm việc có nhịp độ lao động khẩn trương”, bạn có thể viết “Đã từng vào sổ cho hơn 120 trường hợp bệnh nhân cấp cứu mỗi đêm”.
Thay vì dùng “Kỹ năng truyền đạt bằng ngôn ngữ viết tuyệt vời”, bạn có thể viết “Đã viết sách hướng dẫn sử dụng mà không dùng tới bất cứ thuật ngữ chuyên môn nào cho 11.000 người”.

Thay vì dùng “Có tinh thần làm việc nhóm với những hiểu biết liên chức năng”, bạn có thể viết “Có thể cộng tác với khách hàng, phòng kinh doanh để tăng tốc độ báo thu và giảm hiện tượng gián đoạn dịch vụ cho khách”.

Thay vì dùng “Có năng lực phân tích nhu cầu của khách hàng”, bạn có thể viết “Có khả năng kiến tạo và thực hiện các cơ chế đánh giá nhu cầu toàn diện của khách hàng để hỗ trợ dự đoán nhu cầu về dịch vụ cũng như nhân lực”.

Những từ và cụm từ cần thận trọng khi dùng

Chăm chỉ và giàu tham vọng và những tính cách tích cực của một nhân viên, điều đó rất đúng. Nhưng người tuyển dụng nhân sự sẽ không cảm thấy thực sự thuyết phục nếu bạn không đưa ra nổi những ví dụ cụ thể, chắc chắn để minh chứng cho các lời lẽ quảng bá về bản thân cùng năng lực của bạn. Dưới đây là 25 từ, cụm từ bạn nên đặc biệt cẩn trọng khi dùng vì chúng nghe thật bay bổng nhưng cũng rất dễ trở thành trống rỗng.

1. Năng nổ
2. Tham vọng
3. Trình độ khá
4. Sáng tạo
5. Coi trọng chi tiết
6. Kiên định
7. Hiệu quả
8. Có kinh nghiệm
9. Linh hoạt
10. Làm việc có mục đích
11. Chăm chỉ
12. Độc lập
13. Giàu sáng kiến14. Am hiểu
15. Có tư duy logic
16. Có động cơ phấn đấu
17. Tỉ mỉ
18. Thân thiện với mọi người
19. Chuyên nghiệp
20. Đáng tin cậy
21. Tháo vát
22. Có khả năng tự vận động
23. Thành công
24. Có tinh thần làm việc nhóm
25. Biết tổ chức tốt

Theo Đàn Ông