25 thg 10, 2007

Hibernate

Unknown

Relational Persistence for Java and .NET

Hibernate is a powerful, high performance object/relational persistence and query service. Hibernate lets you develop persistent classes following object-oriented idiom - including association, inheritance, polymorphism, composition, and collections. Hibernate allows you to express queries in its own portable SQL extension (HQL), as well as in native SQL, or with an object-oriented Criteria and Example API.

Unlike many other persistence solutions, Hibernate does not hide the power of SQL from you and guarantees that your investment in relational technology and knowledge is as valid as always. The LGPL open source license allows the use of Hibernate and NHibernate in open source and commercial projects.

Hibernate is a Professional Open Source project and a critical component of the JBoss Enterprise Middleware System (JEMS) suite of products. JBoss, a division of Red Hat, offers a range of 24x7 Professional Support, Consulting, and Training services to assist you with Hibernate.

Hibernate Core Hibernate for Java, native APIs and XML mapping metadata
Hibernate Annotations Map classes with JDK 5.0 annotations
Hibernate EntityManager Standard Java Persistence API for Java SE and Java EE
Hibernate Shards Horizontal data partitioning framework
Hibernate Validator Data integrity annotations and validation API
Hibernate Search Hibernate integration with Lucene for indexing and querying data
Hibernate Tools Development tools for Eclipse and Ant
NHibernate The NHibernate service for the .NET framework
JBoss Seam Framework for JSF, Ajax, and EJB 3.0/Java EE 5.0 applications


http://www.hibernate.org/

22 thg 10, 2007

Hướng dẫn cài đặt webserver IIS

Unknown

Bạn vào menu Start -> Control Panel -> Add/Remove Program -> Add/Remove Windows Components . Sau khi hộp thoại Add/Remove Windows Components xuất hiện, bạn kéo thanh trượt xuống dưới đến phần Internet Informations Services (15.7 MB) bạn đánh dấu check vào đó để chọn cài đặt IIS vào máy của bạn. Rồi nhấp Next để Windows cài đặt IIS cho bạn, bạn sẽ thấy có yêu cầu cho CD Windows XP vào máy. Hãy lấy đĩa CD mà bạn cài HĐH Windows trên máy của mình cho vào ổ CD, đợi khỏang 5 phút cho quá trình cài đặt kết thúc.
Như vậy trình Webserver IIS đã được cài vào máy của bạn rồi đó.

Sau khi đã hoàn thành việc cài đặt IIS, vào Control panel, Administrative tool, khởi động Interner Services Manager:

1. Click chuột phải vào tên máy chủ (gốc của cây được đánh dấu bởi dấu hoa thị), chọn New, Website, cửa sổ Website Creation Wizard hiện ra, chọn Next.

2. Đánh vào phần mô tả của Website của bạn và chọn Next (Ví dụ: dyndns)

3. Trong trường IP address chọn All Unssigned.

4. Trong trường port chọn port 80 hoặc port khác nếu bạn sử dụng port thay thế (hoặc nếu ISP của bạn khóa port 80).

5. Trong trường Header gõ vào tên miền (ví dụ: dyndns.vnnic.net.vn) và chọn Next.

6. Chọn vào Browser và trỏ tới thư mục nơi lưu trữ các file của Website cho tên miền (domain) trên (ví dụ: C:\Document and Setting\Administrator\Mydocument\Website\Dyndns). Đảm bảo chắc chắn rằng hộp thoại “Allow anonymous access to website” đã được chọn nếu bạn muốn tất cả người dùng đều nhìn thấy website của bạn. Chọn Next.

7. Có thể cấu hình thêm một số tuỳ chọn khác tuỳ theo yêu cầu của bạn:

8. Chọn Finish để kết thúc quá trình thiết lập Website.

Bạn có thể lặp lại các bước này để thiết lập các Website khác.

Bây giờ tên Website đã xuất hiện trong danh sách server.

- Để kiểm tra xem click chuột phải lên tên Website và chọn vào Browse hoặc bật cửa sổ Internet Explore (IE) lên và đánh tên miền của bạn vào trường URL (ví dụ: dyndns.vnnic.net.vn).

Bạn có thể lặp lại chu trình trên để thiết lập nhiều Website mà bạn muốn bằng IIS.

Cấu hình và sửa lỗi cho các Website:

Nếu bạn không nhìn thấy Website của mình hoặc chỉ nhìn thấy cửa sổ login bạn sẽ phải cấu hình lại cho chính xác quyền truy cập vào Website của mình hoặc file index mà bạn sẽ dùng cho Website của bạn.

1. Click chuột phải vào tên Website nằm trong danh sách server mà bạn mới thiết lập và chọn Property từ menu đó.

2. Chọn vào tad Directory Security và chọn vào mục Edit “Anonymous Access …”.

3. Đảm bảo chắc chắn rằng Anonymous Access property được chọn và click chuột vào nút Edit.

4. Xem xét xem tài khoản của người sử dụng có được quyền truy cập vào máy tính hay thư mục Website của bạn không.

Để chắc chắn bạn có vấn đề về quyền truy nhập, hãy thử sử dụng tài khoản Administrator ở đây.

Sau khi đã giải quyết vấn đề về quyền truy nhập nhưng bạn vẫn nhận được thông báo “Directory Listing Denied”, chắc chắn bạn đã trỏ Website của bạn tới file index không phù hợp với file index được phép hoặc đã đăng ký cho Website của bạn.

1. Click chuột phải vào tên Website nằm trong danh sách server của bạn mà bạn mới thiết lập và chọn Property từ menu đó.

2. Click vào Document tab

3. Click Add và đánh vào tên file index của bạn rồi ấn OK (ví dụ: Website dyndns ở trên có file index dạng index.htm).

4. Ấn tiếp OK để kết thúc.

Bây giờ thử mở Browse và gõ vào trường URL tên miền của bạn, nếu cấu hình chính xác Website sẽ chạy.

Lặp lại chu trình trên để cấu hình cho tất cả các Website sử dụng IIS.

21 thg 10, 2007

Kiến thức cơ bản về mạng: Phần 12 – Quản lý tài khoản người dùng

Unknown

Trong phần trước của loạt bài này, chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn về Active Directory Users và Computers console. Mặc dù trong phần đó đã giới thiệu cách kết nối đến miền cần chọn bằng giao diện này, nhưng còn một vấn đề mà chúng tôi muốn giới thiệu tiếp đó là cách sử dụng giao diện điều khiển này trong các nhiệm vụ quản lý hàng ngày. Trong phần này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn một số kỹ thuật cơ bản cho việc bảo quản tài khoản người dùng.

Tạo một tài khoản người dùng (User Account)

Một trong những sử dụng thấy nhiều nhất ở Active Directory Users trong Computers console là tạo các tài khoản người dùng mới. Để thực hiện điều đó, bạn mở mục tương ứng với miền chứa người dùng, chọn mục Users. Sau khi thực hiện như vậy, một panel chi tiết của giao diện sẽ hiển thị tất cả tài khoản người dùng đang tồn tại trong miền (như trong hình A).


Hình A: Chọn mục Users, giao diện điều khiển sẽ hiển thị
tất cả các tài khoản người dùng trong miền

Bây giờ kích chuột phải vào mục Users và chọn New. Khi đó bạn sẽ thấy được các menu con, từ menu con này có thể chọn nhiều kiểu đối tượng khác nhau mà bạn có thể tạo. Nói về kỹ thuật, Users chỉ là một mục và bạn có thể đưa vào rất nhiều kiểu đối tượng. Tuy vậy sẽ không tốt nếu bạn thực hiện lưu nhiều đối tượng khác hơn là các đối tượng người dùng trong mục Users. Với trường hợp bài này đưa ra, bạn chọn lệnh Users từ các menu con. Khi đó sẽ thấy một hộp thoại xuất hiện như trong hình B.


Hình B: Hộp thoại New Object – User cho phép tạo tài khoản người dùng mới

Như những gì thấy trong hình, Windows ban đầu chỉ yêu cầu nhập vào một số thông tin cơ bản về người dùng. Mặc dù cửa sổ này hỏi nhiều thứ khác như tên và họ, nhưng về mặt kỹ thuật thì nó không cần thiết lắm. Phần thông tin cần thiết mà bạn cần phải cung cấp đó là tên đăng nhập của người dùng. Mặc dù các trường khác chỉ là những lựa chọn tùy thích nhưng chúng tôi vẫn khuyên bạn nên điền đầy đủ thông tin vào các trường này.

Lý do nên điền đầy vào hết các trường này là vì tài khoản người dùng không hơn gì một đối tượng sẽ cứ trú bên trong Active Directory. Các thành phần như tên và họ là thuộc tính của đối tượng người dùng mà bạn đang tạo. Càng nhiều thông tin về thuộc tính thì các thông tin được lưu bên trong Active Directory sẽ càng trở lên hữu dụng. Xét cho cùng, Active Directory là một cơ sở dữ liệu mà bạn có thể truy vấn thông tin. Trong thực tế, nhiều ứng dụng làm việc bằng cách trích rút các thuộc tính khác nhau từ Active Directory. Khi đã điền đầy các trường này, kích nút Next, khi đó bạn sẽ thấy màn hình tiếp theo xuất hiện như trong hình C dưới đây.


Hình C: Cần phải gán mật khẩi cho tài khoản mới

Việc gán một mật khẩu là hoàn toàn đơn giản, tất cả những gì cần làm là đánh và nhập lại mật một mật khẩu. Mặc định, người dùng thường bị yêu cầu thay đổi mật khẩu cho lần đăng nhập kế tiếp. Tuy vậy, bạn có thể tránh trường hợp này bằng cách xóa hộp kiểm “User Must Change Password at Next Logon”. Cũng có nhiều hộp kiểm khác cho phép ngăn chặn người dùng thay đổi tất cả các mật khẩu của họ. Bạn có thể tùy chọn để thiết lập thời hạn vô hạn cho mật khẩu hoặc vô hiệu hóa toàn bộ tài khoản.

Có một điều cần phải lưu ý là màn hình để thiết lập mật khẩu ở trên không phải là tất cả. Khi bạn gán mật khẩu cho một tài khoản người dùng mới, mật khẩu này phải tuân theo chính sách bảo mật của công ty bạn. Nếu mật khẩu sử dụng không có các yêu cầu cần thiết đã được đưa ra bởi chính sách nhóm có thể áp dụng thì tài khoản người dùng này sẽ không được tạo.

Kích Next bạn sẽ thấy một màn hình hiển thị toàn bộ các tùy chọn mà bạn đã chọn. Xác nhận tất cả các thông tin đều đúng, khi đó chỉ cần kích Finish và một tài khoản người dùng mới sẽ được tạo.

Chỉnh sửa và bổ sung các thuộc tính của tài khoản

Như đã nói ở trên, chúng ta đã thấy được sự quan trọng trong việc điền các thuộc tính khác nhau khi tạo một tài khoản mới. Bạn có thể thấy nhiều màn hình liên quan đến việc tạo tài khoản mới không thực sự có nhiều thuộc tính. Tuy vậy, Active Directory còn gồm có hàng tá thuộc tính kèm theo có liên quan đến các tài khoản của người dùng này.

Có một số thuộc tính mà bạn có thể rất dễ sử dụng và có ích. Chúng tôi khuyến khích các thuộc tính đang cư trú mà có liên quan đến thông tin liên hệ cơ bản. Trong thực tế, một số công ty thường tạo các thư mục công ty dựa trên thông tin được lưu trong thuộc tính Active Directory này, nó vẫn là một ý tưởng tốt cho việc định cư thông tin tài khoản người dùng trong Active Directory. Ví dụ, với mục đích cần khởi động lại một máy chủ, trong khi đó một người dùng vẫn đăng nhập vào ứng dụng cư trú trên máy chủ. Nếu có các thông tin liên hệ của người dùng được lưu trong Active Directory thì bạn có thể tra cứu số điện thoại của người dùng một cách dễ dàng và gọi cho người dùng này yêu cầu họ đăng xuất.

Trước khi giới thiệu cho bạn cách đặt các thuộc tính của Active Directory, chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng, kỹ thuật tương tự cũng có thể được sử dụng cho việc thay đổi các thuộc tính đang tồn tại. Ví dụ, nếu một nhân viên nữ đã kết hôn, cô ta có thể thay đổi họ của mình (theo truyền thống một số nước). Bạn có thể sử dụng các kỹ thuật mà chúng tôi sẽ giới thiệu sau đây để thay đổi nội dung thuộc tính cần thiết có liên quan.

Để truy cập vào các thuộc tính tài khoản người dùng khác nhau, đơn giản bạn chỉ cần kích chuột phải vào tài khoản người dùng được chọn, sau đó chọn Properties. Sau khi thực hiện như vậy, bạn sẽ gặp một màn hình như trong hình D.


Hình D: Trang thuộc tính của người dùng được sử dụng để lưu thuộc tính
và thông tin cấu hình cho tài khoản người dùng.

Như có thể thấy được trên hình, tab General có thể cho phép thay đổi tên hoặc tên hiển thị của người dùng. Bạn cũng có thể điền vào (hoặc thay đổi) một số trường khác như phần mô tả, văn phòng, điện thoại, email, hoặc website. Nếu quan tâm đến việc lưu trữ thêm các thông tin chi tiết hơn về người dùng thì bạn có thể duyệt qua các tab Address, Telephones, và Organization. Các tab này có tất cả các trường dành cho việc lưu trữ thông tin chi tiết hơn về người dùng.

Xác lập lại mật khẩu người dùng

Bạn có thể thấy trên hình D có rất nhiều tab khác nhau. Hầu hết các tab này đều liên quan đến bảo mật và cấu hình cho tài khoản người dùng. Một thành phần mà hầu hết các quản trị viên mới dường như đều phát hiện ra khi khám khá các tab này đó là không có tùy chọn cho việc thiết lập lại mật khẩu của người dùng.

Nếu cần phải thiết lập lại mật khẩu của người dùng thì bạn phải đóng cửa sổ này. Sau khi thực hiện điều đó, bạn kích chuột phải vào tài khoản người dùng và chọn lệnh Reset Password trong menu chuột phải.

Kết luận

Trong phần này, chúng tôi đã giới thiệu cho bạn các quá trình tạo một tài khoản người dùng, việc đặt các thuộc tính của Active Directory khác nhau có liên quan đến tài khoản đó, và việc thiết lập lại mật khẩu của tài khoản. Trong phần tiếp theo của loạt bài này, chúng tôi sẽ tiếp tục giới thiệu về các khả năng khác của Active Directory Users và Computers console.

Văn Linh (Theo Windows Networking)


Kiến thức cơ bản về mạng: Phần 1 - Các thiết bị phần cứng mạng
Kiến thức cơ bản về mạng: Phần 2 - Router
Kiến thức cơ bản về mạng: Phần 3 - DNS Server
Kiến thức cơ bản về mạng: Phần 4 - Workstation và Server
Kiến thức cơ bản về mạng: Phần 5 - Domain Controller
Kiến thức cơ bản về mạng: Phần 6 - Windows Domain
Kiến thức cơ bản về mạng: Phần 8 - Tiếp tục về FSMO Role
Kiến thức cơ bản về mạng: Phần 7 - Giới thiệu về FSMO Role
Kiến thức cơ bản về mạng: Phần 9 – Các tên phân biệt
Kiến thức cơ bản về mạng: Phần 10 – Thông tin về Active Directory
Kiến thức cơ bản về mạng: Phần 11 - Active Directory Users và Computers Console

Kiến thức cơ bản về mạng: Phần 11 - Active Directory Users và Computers Console

Unknown

Trong các phần trước của loạt bài này chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn về cách làm việc với AD. Trong phần này chúng tôi sẽ tiếp tục tất cả những gì cần phải thực hiện đối với một mạng.

Windows Server 2003 có một số công cụ khác được sử dụng cho việc quản lý AD. Công cụ quản lý AD này cho phép bạn sử dụng hầu hết các nhiệm vụ quản lý hàng ngày đó là Directory Users và Computers console. Như tên của nó, công cụ này được sử dụng để tạo, quản lý và xóa các tài khoản người dùng và máy tính.

Bạn có thể truy cập vào công cụ này bằng cách kích chuột vào nút Start của máy chủ và từ menu Start tìm đến All Programs / Administrative Tools. Tùy chọn Active Directory Users and Computers ở gần phía trên của menu Administrative Tools. Bạn cần phải nhớ rằng chỉ có các bộ điều khiển miền mới có tùy chọn này, vì vậy nếu không quan sát thấy lệnh Active Directory Users and Computers thì bạn phải đăng nhập vào bộ điều khiển miền.

Một thứ khác mà bạn phải chú ý đó là menu Administrative Tools gồm có một cặp công cụ AD khác: Active Directory Domains and Trusts và Active Directory Sites and Services. Chúng tôi sẽ giới thiệu các tiện ích này trong một số bài viết sau.

Khi mở mục Active Directory Users and Computers, bạn sẽ thấy xuất hiện một màn hình giống như hình A dưới đây. Bạn có thể xem lại từ các phần trước trong loạt bài này, AD có forest, forest này gồm có một hoặc nhiều miền. Mặc dù forest thể hiện toàn bộ AD nhưng bảng điều khiển Active Directory Users and Computers không cho phép làm việc với AD ở mức forest. Giao diện này chỉ là một công cụ mức miền. Thực tế, nếu nhìn vào hình A bạn sẽ thấy production.com được đánh dấu. Production.com là một miền trên mạng của chúng tôi. Tất cả các mục khác được liệt kê bên dưới đều là đối tượng của miền AD cho từng miền.


Hình A: Giao diện Active Directory Users and Computers cho phép quản lý các miền riêng lẻ

Bạn có thể thấy rằng production.com là một trong các miền trên mạng của chúng tôi và không có miền nào khác được liệt kê trong hình A. Điều đó là vì Active Directory Users and Computers chỉ liệt kê một miền tại một thời điểm để giữ cho giao diện trông gọn gàng. Miền được liệt kê trong giao diện tương ứng với bộ điều khiển miền mà bạn đã đăng nhập. Ví dụ, trong khi viết bài này, tôi đã đăng nhập vào một trong các bộ điều khiển miền đó là production.com, vì vậy Active Directory Users and Computers sẽ kết nối đến miền production.com.

Vấn đề ở đây là các miền đó thường bị phân tán về mặt địa lý. Ví dụ, trong công ty lớn phải có các miền khác nhau cho mỗi văn phòng của công ty. Nếu lúc này bạn đang ở Miami, Florida và miền khác của công ty hiện diện cho một văn phòng tại Las Vegas, Nevada thì nó sẽ không phải di chuyển một quãng đường lớn dọc toàn nước Mỹ mỗi khi bạn cần quản lý miền Las Vegas.

Mặc dù Active Directory Users and Computers mặc định hiển thị miền có liên quan đến bộ điều khiển miền mà bạn đã đăng nhập, nhưng vẫn có thể sử dụng giao diện này để hiển thị bất kỳ miền nào mà bạn có quyền thao tác với chúng. Tất cả những gì cần phải làm lúc này là kích chuột phải vào miền đang được hiển thị, sau đó chọn lệnh Connect to Domain từ menu chuột phải. Khi thực hiện như vậy sẽ có một màn hình được hiển thị, màn hình này cho phép đánh vào đó tên miền mà bạn muốn kết nối hoặc kích vào nút Browse và duyệt miền.

Khi một miền được đặt ở xa thì bạn có thể rất khó để đăng nhập trực tiếp vào bộ điều khiển miền. Ví dụ, tôi đã làm việc trong một số văn phòng, trong đó các bộ điều khiển miền được đặt trong các tòa nhà riêng biệt hoặc không có điều kiện thuận lợi cho tôi đăng nhập vào bộ điều khiển miền để thực hiện công việc bảo trì hàng ngày.

Tuy nhiên một tin tốt đó là không cần phải đăng nhập vào bộ điều khiển miền để truy cập vào giao diện Active Directory Users and Computers mà chỉ cần đăng nhập vào bộ điều khiển miền để truy cập vào giao diện Active Directory Users and Computers từ menu Administrative Tools. Bạn có thể truy cập giao diện này với tư cách máy chủ thành viên bằng cách nạp một cách thủ công nó vào Microsoft Management Console.

Để thực hiện điều đó, bạn nhập lệnh MMC vào cửa sổ lệnh RUN của máy chủ. Khi thực hiện xong máy chủ sẽ mở một Microsoft Management Console trống. Tiếp theo đó bạn chọn lệnh Add / Remove Snap-In từ menu File của giao diện điều khiển. Windows lúc này sẽ mở cửa sổ thuộc tính của Add / Remove Snap-In. Kích nút Add trên tab Standalone trong cửa sổ thuộc tính, bạn sẽ thấy một danh sách các snap-in có sẵn. Chọn tùy chọn Active Directory Users and Computers từ danh sách snap-in đó và kích Add, tiếp theo đó là CloseOK. Giao diện điều khiển lúc này sẽ được nạp.

Trong một số trường hợp load giao diện theo cách này có thể gây ra lỗi. Nếu bạn thấy xuất hiện lỗi và giao diện không cho phép quản lý miền sau khi kích chuột phải trên mục Active Directory Users and Computers và chọn lệnh Connect to Domain Controller từ menu chuột phải. Lúc này bạn có thể kết nối giao diện điều khiển đến một bộ điều khiển miền nào đó mà không cần đăng nhập vào bộ điều khiển miền đó. Bằng cách đó bạn sẽ có thể quản lý được miền giống như trong giao diện điều khiển của bộ điều khiển miền.

Kỹ thuật đó làm việc sẽ rất thú vị nếu bạn có một máy chủ , nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu máy trạm làm việc của bạn đang sử dụng Windows Vista, và tất cả máy chủ đều nằm bên phía bên kia của tòa nhà.

Một trong những giải pháp đơn giản nhất để giải quyết vấn đề này đó là thiết lập một phiên RDP cho một trong những máy chủ. RDP là giao thức máy trạm từ xa (Remote Desktop Protocol). Giao thức này sẽ cho phép điều khiển từ xa các máy chủ trong tổ chức của bạn. Trong môi trường Windows Server 2003 bạn có thể kích hoạt một phiên từ xa bằng cách kích chuột phải vào My Computer và chọn lệnh Properties từ menu chuột phải. Khi đó bạn sẽ thấy đươc cửa sổ thuộc tính của hệ thống. Vào tab Remote và chọn hộp kiểm Enable Remote Desktop on this Computer (xem hình B).


Hình B: Cấu hình một máy chủ để hỗ trợ các kết nối máy trạm từ xa (Remote Desktop)

Để kết nối đến máy chủ từ máy Windows Vista, bạn chọn lệnh Remote Desktop Connection từ menu All Programs / Accessories. Khi thực hiện xong, bạn sẽ thấy màn hình xuất hiện như màn hình thể hiện dưới hình C. Lúc này hãy nhập vào tên máy chủ của bạn và kích nút Connect để thiết lập một phiên điều khiển xa.


Hình C: Có thể kết nối đến một máy chủ từ xa dễ dàng hơn bằng Windows Vista

Kết luận

Trong phần này chúng tôi đã giới thiệu cho bạn về Active Directory Users and Computers. Trong đó chúng tôi đã giải thích về cách sử dụng giao diện này để quản lý các miền từ xa. Trong phần 12 tới chúng tôi sẽ tiếp tục giới thiệu cho bạn về các khả năng khác của công cụ này. Mời các bạn đón đọc.

Văn Linh (Theo Windows Networking)